8 thg 6, 2012

Đến nhà bác An

Cũng chiều qua bọn mình đã đến thăm nhà bác An, (bạn nào thích ăn vải thiều thì về đây nhé):

Nhà thờ nghãnh (chi) nhà bác An: 

 

Tin buồn

Phụ Thân bạn Hạnh do già yếu, sau một thời gian lâm bện nặng đã từ trần lúc 0giờ 25 phút ngày hôm qua (7/6/2012) tại quê nhà (thôn Phù Tải xã Ngũ Phúc huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương), hưởng thọ 87 tuổi.

Chiều qua thay mặt Ban liên lạc Hội Đồng hương học sinh cấp III Kim thành tại Hà Nội và bạn Đồng môn đã về Kính Viếng Hương Hồn Cụ, cầu cho Linh Hồn Cụ được Siêu thoát.








7 thg 6, 2012

Ngao du

Thư giãn chút đỉnh, ngao du trên nét, cân đẩu vân tứ tung, kg ngờ lại về tận cổng, gặp ngay bài thơ bặm đc. Thật là: Cảnh Hồ Tây mộng mơ, huyền bí / thuyền sóng nhấp nhô / nước hồ soi bóng / liễu rủ sương mù / vi vu cõi mộng / Người Hồ Tây giờ còn hay vắng / để sợi nắng chiều chóng chánh mãi không thôi...
Stop! kg làm mất thì h của mọi người nữa, cop sang đây cho mọi người cùng hưởng, (nếu muốn):
Chiều thu Tây Hồ
Theo labatluong blog


Hồ Tây mưa nắng trả vay
Thuyền không gặp sóng mà say đắm lòng
Liễu buồn rủ nét mi cong
Người không đến nữa còn mong nỗi gì
Bỏ quên thương nhớ người đi
Thuyền chèo một mái, mái thì buông xuôi
Tìm đâu những tiếng em cười
Ta về gom lại trả người cho xong
Còn gì đâu nữa mà mong
Lẻ loi ghế đá buồn trông mây trời
Tiếng chuông Trấn Vũ vừa rơi
Đò neo bến vắng ta ngồi chơ vơ... ...

19 thg 5, 2012

Đôi nét về Huyện Kim Thành

04/11/2008

Diện tích tự nhiên 112,9 km Dân số 124.439 người Mật độ dân số trung bình 1.102 người/km2. Đơn vị hành chính: 20 xã, 1 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ:
Thị trấn Phú Thái
1 - Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Kim Thành nằn ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương; Huyện giáp giới các huyện thành phố:
- Phía Đông và phía Nam giáp thành phố Hải Phòng;
- Phía Tây giáp huyện Thanh Hà;
- Phía Bắc giáp huyện Kinh Môn.
Trung tâm của huyện cách trung tâm thành phố Hải Phòng 23 km, Cách Hà Nội 79 km. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội Haỉ Phòng chạy qua rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế với Hải phòng Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh và khu công nghiệp.
Khí hậu thuỷ văn
Kim Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có độ nóng và độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230c. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.453 mm. Độ ẩm trung bình hằng năm 85%. Với khí hậu thời tiết trên rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng vụ đông, tạo cho huyện có cây trồng phong phú đa dạng: Cây lương thực (lúa ngô), cây thực phẩm (rau, hành tỏi, dưa hấu, củ đậu).


2 - Tài nguyên thiên nhiên


Tài nguyên đất
Tổng diện tích hành chính của Kim Thành l1.29l,78 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.729,85 ha chiếm 68,45% diện tích tự nhên; diện tích đất chuyên dùng 1.784,22 ha chiếm 15,8% diện tích tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng và sông là 950,72 ha.chiếm 8,4% diện tích tự nhiên.
Đất đai Kim Thành được phù sa sông Kinh Môn và sông Rạng thường xuyên bồi đắp cho nên rất màu mỡ.
Diện tích đất nông nghiệp của Kim Thành là 7.729,85 ha, trong đó (đất trồng cây hằng năm là 6.495,30 ha, đất vườn tạp 534,75 ha, đất trồng cây lâu năm là 326,56 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 3,43 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là 369,81 ha.
Cơ cấu đất canh tác của Kim Thành gồm:
- Đất thịt chiếm 72,31 % đất canh tác, tập trung nhiều ở các xã: Đại Đức, Liên Hòa, Kim Xuyên, Ngũ Phúc, Kim Khê, Kim Lương, Việt Hưng, Lai Vu..
- Đất cát pha chiếm 27,69 % đất canh tác, tập trung nhiều ở các xã: Đồng Gia, Cẩm La, Bình Dân, Kim Tân.
Với tài nguyên đất, khí hậu và thủy văn của Kim Thành là tiềm năng rất lớn để phát triển ngành trồng trọt, phong phú và đa dạng các loại cây, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Tài nguyên nước.
Hệ thống sông của Kim Thành gồm:
- Sông Kinh Môn: Thuộc hạ lưu của sông Cầu, chảy qua địa phận Kim Thành với chiều dài 15 km, nằm trên ranh giới giữa Kim Thành và huyện Kinh Môn.
- Sông Rạng: Thuộc hạ lưu của sông Cầu, chảy qua địa phận Kim Thành Thành với chiều dài 32 km, nằm trên ranh giới giữa Kim Thành và huyện Thanh Hà, giữa Kim Thành và thành phố Hải Phòng.
Hệ thống sông An - Kim - Hải là sông nội đồng có nhiệm vụ cung cấp thoát nước, với tổng chiều dài 47 km.
* Tài nguyên nước mặt
Với hệ thống sông của Kim Thành (Sông Kinh Môn, Sông Rạng, hệ thống sông An - Kim - Hải ) tạo nên nguồn tài nguyên nước mặt vô cùng lớn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước để phát triển nông nghiệp và sinh hoạt tại địa phương; đồng thời cung cấp nước ngọt đảm bảo cho nhu cầu sử dụng nước của Thành phố Hải Phòng.
* Tài nguyên nước lợ
Do qui luật thuỷ triều của sông Rạng, Kim Thành có vùng nước lợ Đầm Tôm, Đầm Cây Chanh của xã Đại Đức Đầm Nái của xã Tam Kỳ; các vùng này là tiềm năng lớn để khai thác và nuôi thuỷ đặc sản nuớc lợ như Rươi, tôm, Diện tích vùng nước lợ có gần 200 ha.
* Nguồn tài nguyên nước ngầm của Kim Thành rất lớn. Song chất lượng kém, việc khai thác sử dụng hạn chế.
3. Kết cấu hạ tầng:
Hệ thống cung cấp điện.
Gồm 1 trạm biến áp 110 công suất 25.000 KVA, 38 trạm hạ thế 220V, với tổng dung lượng 8.340 KVA. Hệ thống dây dẫn điện trung áp, từ trạm trung áp tới các xã thị trấn và từ trạm hạ thế của các xã, thị trấn tới các cụm dân cư cơ bản đầy đủ song chất lượng còn hạn chế.
Hệ thống cấp nước gồm.
Nhà máy nước sạch tại thị trấn Phú Thái, Nhà máy nước sạch tại xã Kim Tân; Nhà máy nước sạch tại xã Thượng Vũ.
Hệ thống giao thông gồm:
* Giao thông đường sắt: Tuyến Hà nội - Hải Phòng, qua địa phận Kim Thành 14,7 km.
* Giao thông đường bộ gồm:
- Đường Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng), đường cấp I đồng bằng, qua địa phận Kim Thành 14,7 km.
- Đường tỉnh lộ 188 (Hải Dương - Hải Phòng), đường cấp 4, qua địa phận Kim Thành 14,3 km; Đường tỉnh lộ 186 ( Hải Dương - Quảng Ninh), đường cấp 4, qua địa phận Kim Thành 2 km.
- Đường huyện quản lý : Tổng chiều dài 22,5km
- Đường xã và liên xã: tổng chiều dài 87,1 km, đường đá cấp phối mặt rộng 3,5m.
- Đường thôn, xóm : Tổng chiều dài 377,8 km, đã bê tông hóa được 29 km.
- Đường đê :Tổng chiều dài là 50,9 km trong đó đường đá cấp phối là 8,5 km.
* Giao thông thủy: Sông Kinh Môn và Sông Rạng là đường giao thông thủy rất thuận tiện để vận chuyển hàng hóa từ Kim Thành tới Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc với các tàu thủy có trọng tải dưới 200 tấn.
Cơ sở trường học.
Cổng trường PTTH Kim Thành


Tỷ lệ trường kiên cố : mầm non 27,4%; trường tiểu học 69,3%; Trường trung học cơ sở 75%; trường trung học phổ thông 100%.
Cơ sở y tế.
Số trạm y tế 21 trạm, tỷ lệ trạm xã kiên cố 85,7%
Thông tin liên Lạc.
Trên địa bàn huyện có 18 điểm bưu điện, trong đó có 15 điểm bưu điện văn hóa xã. Tổng số điện thoại cố định thuê bao trong toàn huyện là 3.250 máy điện thoại. Bình quân 2,6 máy /100 dân
Với kết cấu hạ tầng của Kim Thành đã tạo nên tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Nguồn nhân lực.
Hiện nay, dân số của Kim Thành 126.576 người, trong đó có 76.000 lao động. Lao động của Kim Thành chủ yếu là lao động nông nghiệp (82,89%) có tiềm năng rất lớn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật thấp như dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng...
Nhìn chung lao động trong huyện lớn, lao động thiếu việc làm nhiều, chủ yếu lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp। Người dân cần cù, năng động trong sản xuất kinh doanh.
(sưu tầm từ Internet)

Nhớ quê



Chùa Kim Liên, Kim Thành
Phóng tác

Lâu không về lòng ta lại nhớ
Mảnh đất quê hương in vết chân trần
Nhớ ruộng lúa nuôi ta từ tấm bé
Nhớ dòng sông gội rửa những nhọc nhằn.

Lâu không về lòng ta lại nhớ
Gốc bưởi, vườn chè, bụi sắn, mái nhà tranh
Nhớ những người ngày xưa lam lũ
Nhớ người bạn gái, thức bên sông...

Lâu không về lòng ta lại nhớ
Đường đống quê hương che chở vạn Linh hồn.
Nén nhang thắp giữa đất trời gió lộng
Tiếng sấm vang rền
                     vọng sáng
                             bóng Tiền nhân!
                                                                                              11- 8 – 2004


Khóc Chú

Chịu tang, cháu ngẫm lại Đời
Khóc thương phận Chú - nhớ lời tri ân: 
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
          Đời người tựa giấc chiêm bao
Tay ai có thể giơ cao cả ngày.
          Đường đời lúc tỉnh lúc say
Lên ghềnh xuống thác mới tày Trượng phu !

                                                 Đêm chịu tang Chú tại quê.
                           Kim Anh 3 hsáng ngày 26/9/2003 (1/9/ Quý Mùi).

Xin mời nghe ca khúc "Về quê" do Tâm Đoan (Paris by night) trình bày, dạng MP3, chất lượng 320kb bằng cánh vào đường link sau: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=S_OGdBgbJm


30 thg 3, 2012

Vè Thanh Hóa

Xin lỗi ai có người quen quê Thanh Hóa, đăng lại bài vè này chỉ đơn thuần là mang tính thư giãn, kg hề có ý nói xấu. Mong mọi người thông cảm.

Thanh Hóa quê choa,
Khu Bốn đẩy ra, 
Khu Ba đủn vào,
Thử chạy sang Lào
Lào không thèm nhận.
Bực mình tức giận,
Lập quốc gia riêng.
Thủ đô thiêng liêng
Là miền Nông Cống
Quốc ca chính thống,
" dô tá dô tà "
Nông nghiệp nhà nhà,
Trồng cây rau má. 
Biển khơi lắm cá,
Mười mẻ một cân,
Vang tiếng xa gần,
Nem chua toàn lá.
Còn công nghiệp hoá,
Là phá đường tàu,
Đục ống dẫn dầu,
Cắt dây điện thoại.
Thiên nhiên ưu đãi,
Lũ lụt triền miên.
Có nhiều nhất miền,
Là đất pha cát. 
Rừng xanh bát ngát, 
Có rặng phi lao,
Gió mát rì rào,
Gió Lào thường thổi.
Công trình nổi trội, 
Vượt cả núi non, 
Có cái cầu con, 
Gọi là cầu bố.
Mấy cây lố nhố,
Thì gọi rừng thông,
Con gái chưa chồng,
Đặt vòng tránh đẻ.
Thanh niên trai trẻ,
Thì chóng về hưu
Làng xóm tiêu điều : 
Nông thôn đổi mới…

(Lại nữa này):

Khu bốn xô ra
Khu ba đẩy vào
Đẩy sang Lào, Lào không nhận
Thanh Hoá tức giận lập Quốc gia riêng
Thủ đô thiêng liêng là vùng :Nông Cống
Quốc ca truyền thống: Dô tá dô hầy
Trên lá quốc kầy (kỳ) là: hình rau Má
Nền công nghiệp hoá: phá đường tàu
Kinh tế tiến mau, nợ 3 tỷ bảy (những năm1985)
Nói thì hết xẩy, làm chẳng ra gì
Cây cầu bé tí ti, gọi là cầu Bố
 
Mấy cây lố nhố gọi là rừng thông
núi to bỏ ông gọi là núi Chẹt
Núi bằng cái mẹt gọi là núi Voi
Ai đến mà coi, Quốc gia Thanh Hóa
Khu bốn xô ra
Khu ba đẩy vào
Đẩy xang Lào, Lào không nhận
Thanh Hoá tức giận lập Quốc gia riêng
Thủ đô thiêng liêng là vùng :Nông Cống
Quốc ca truyền thống: Dô tá dô hầy
Trên lá quốc kầy (kỳ) là: hình rau Má
Nền công nghiệp hoá: phá đường tàu
Kinh tế tiến mau, nợ 3 tỷ bảy (những năm1985)
Nói thì hết xẩy, làm chẳng ra gì
Cây cầu bé tí ti, gọi là cầu Bố
 
Mấy cây lố nhố gọi là rừng thông
núi to bỏ ông gọi là núi Chẹt
Núi bằng cái mẹt gọi là núi Voi
Ai đến mà coi, Quốc gia Thanh Hóa
Dân Thanh Hoá,
ăn rau má
Phá đường tàu
Nắm đuôi trâu
bơi qua sông Mã

Thanh Hóa quê ta,
Khu Bốn đuổi ra,
Khu Ba đuổi vào,
Thử chạy sang Lào
Lào không thèm nhận.
Bực mình tức giận,
Lập quốc gia riêng.
Thủ đô thiêng liêng
Là miền Nông Cống
Quốc ca chính thống,
" dô tá dô tà "
Nông nghiệp nhà nhà,
Trồng cây rau má.
Biển khơi lắm cá,
Mười mẻ một cân,
Vang tiếng xa gần,
Nem chua toàn lá.
Còn công nghiệp hoá,
Là phá đường tàu,
Đục ống dẫn dầu,
Cắt dây điện thoại.
Thiên nhiên ưu đãi,
Lũ lụt triền miên.
Có nhiều nhất miền,
Là đất pha cát.
Rừng xanh bát ngát,
Có rặng phi lao,
Gió mát rì rào,
Gió Lào thường thổi.
Công trình nổi trội,
Vượt cả núi non,
Có cái cầu con,
Gọi là cầu bố.
Mấy cây lố nhố,
Thì gọi rừng thông,
Con gái chưa chồng,
Đặt vòng tránh đẻ.
Thanh niên trai trẻ,
Thì chóng về hưu
Làng xóm tiêu điều :
Nông thôn đổi mới !
Quốc ca truyền thống
Dô tả dô tà
'Tích cực tăng gia
Trồng tòan rau má
Dựa vào vách đá
Bắn được máy bay'

Đọc xong không được nhăn thế mới là người Thanh
Hồi còn là SV sao mình không có thuộc mà tụi bạn thì thằng nào cũng thuôc. Mình chỉ thuộc vè về các tỉnh khác thui.
__________________
Không biết thì HỎI.
Không giỏi thì HỌC.

27 thg 3, 2012

Em kể chuyện này



Tuyên truyền, giáo dục của VN thời chống Mỹ tài đến thế này là cùng… !

EM KỂ CHUYỆN NÀY…
Trần Đăng Khoa

Sáng nay
Bọn em đi đánh dậm
Ở ao làng
Bên ruộng Lúa xanh non
Những cô Lúa phất phơ bím tóc
Những cậu Tre
Bá vai nhau
Thầm thì đứng học
Những chị Cò trắng
Khiêng Nắng
Qua Sông
Cô Gió chăn Mây trên Đồng
Bác Mặt trời
đạp xe qua đỉnh Núi
vẻ vui tươi
nhìn chúng em nhăn nhó cười …
Chúng em rất vui
vì đánh được nhiều Cá.
Này chị Cua càng
giơ tay chào biển Lúa
Này thằng Rói nhớ ai
mà khóc mãi
mắt đỏ ngầu như lửa.
Này cậu Trê
đánh võ ở đâu
mà ngã bẹp đầu.
Lòng chúng em dào dạt …
Bỗng …
Trên con đường cát
Có vài bạn gái
Dáng chừng vừa đi học về
Đầu đội mủ rơm
Lưng đeo túi thuốc
Khăn quàng nở xòe trước ngực
Theo gió bay bay…
-Các bạn tìm gì ở đây?
Hay tìm lọ mực
Hay tìm bút máy đánh rơi ?
Các bạn đều trả lời
- Hôm qua
Thằng Mỹ bị bắn rơi
xuống cánh đồng ta
Các chú dân quân dong nó đi xa
Vẫn còn lại
những dấu chân in trên cát
Vẫn còn lại
những dấu chân tội ác
Trông vào nhức mắt
Các bạn đào đổ xuống ao sâu
Đổ xuống lòng mương
Từ lúc mờ sương
Cho tới khi
tiếng trống gọi về trường
Vẫn chưa hết
những dấu chân trên cát
Vẫn chưa hết
những dấu chân tội ác
Các bạn còn đào
đổ xuống ao sâu.
- Chao ôi !
Những lão Trê
đánh võ ngã bẹp đầu
Thằng Rói
mắt đỏ ngầu như lửa
và những chị Cua càng
dơ tay chào biển Lúa
đã ăn phải dấu chân này
bẩn thỉu biết bao …
Chúng em lặng nhìn nhau
Chẳng ai bảo ai
Chúng em đổ cả xuống ao
Trở về nhà với chiếc giỏ không
Và hát nghêu ngao
(Em kể chuyện này…
Mẹ không mắng
nên chúng em rất thích)
Những chị chim Sâu trên cành
Nhìn chúng em cười
Tích !
Tích !

Đọc lại Ai điếu Hà Tây



Thưa chư vị anh em,
Ngày 1-8 -2009 là ngày giỗ đầu Hà Tây. Nhớ ngày này năm ngoái đúng ngày 1-7 al, tháng Ngâu, có nhật thực, lại có cơn mưa kì lạ. Trên con đường số 6 đoạn phân danh giới Hà Nội - Hà Tây vào giờ Tý họ hạ gục tấm biển phân chia ranh giới. Và thế là một vùng văn hóa xứ Đoài đã thành thiên cổ.
Năm nay, hôm nay trời cũng đổ mưa. Để tưởng nhớ Hà Tây, xin chép lại ai điếu rất hay này để chúng ta cùng đọc và nhớ về Hà Tây yêu quý... 

ĐIẾU HÀ TÂY TỈNH
Hỡi ơi !
Thế cục xoay vần càn khôn dời đổi, bước thịnh suy hồ dễ mấy ai hay.
Mở cửa bốn phương Nam Bắc Tây Đông, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa.
Đã từng trải bao phen sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ thế với thời gian.
Ai ngờ đâu bèo dạt mây tan, một quyết định tiễn về miền ký ức.
Nhớ tỉnh xưa !
Sừng sững Ba Vì trấn biên cương phía Bắc, thánh Tản Viên uy ngự chốn linh thiêng.
Một rẻo Tây Nam, mây nước miên man, Hương Tích động mở một trời Phật pháp.
Dòng Đà giang độc lưu lên phương Bắc, sông Tích hiền tuôn chảy xuống miền nam.
Dòng Đáy trong kết bạn với Nhuệ giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú.
Suối Yên mơ ngọt ngào quyến rũ,  nụ cười ai ngây ngất nón ba tầm.
Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ vàng mọng căng muôn điều ước
.
Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im.
Đất Bối Khê cung kính vị thành hiền, nhận liền anh chùa Trăm Gian linh ứng.
Trúc Lâm môn bàn tay ai xây dựng, Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian.
Vũ Khắc Minh kế tục hóa kim cương, chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích.
Đền Đông Quan thênh thang và cô tịch, khói hương say phơ phất bóng cửu trùng.
Tiếng đàn bay giữa Đại Lộ mênh mông,  nhịp phách tiên nâng hồn người lên cõi.
Dòng Nhị Hà xôn xao sóng dội, phù sa hồng kết thành bãi Tự Nhiên.
Có ai người dội gáo nước thiêng, thăng hoa hết tình yêu và số phận.
Thấy đâu đây túp lều tranh yên ấm, trái tim vàng Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Sáo diều ai tha thiết giữa từng không, hay khúc hát quần tiên ngày khánh hội
Đất Đường Lâm bàn tay ai đắp đổi, đá ong xây ngôi vị của hai vua.
Dòng sữa nào nuôi dưỡng tự ngàn xưa , phủ Thường Tín sinh sáu ba tiến sĩ,
Núi sông hùng vĩ, đất anh linh vạn thuở vẫn anh linh
Thiên địa tịnh minh, đời khang thái muôn năm còn khang thái.
Lụa Hàng Vân bàn tay ai kết sợi, áng tơ mềm vấn vít đất Hà Đông
Gạo tám thơm dâng ngan ngát hương nồng, ai là người ươm gieo miền Chợ Cháy.
Vành nón xinh nghiêng nụ cười con gái, ai là người cặm cụi giữa làng Chuông.
Bàn tay ai đơm kết sợi chỉ hồng, thu muôn sắc về khung thêu Quất Động.
Cả vũ trụ bao la thơ mộng, tranh sơn mài Duyên Thái gói vào trong.
Muôn thần linh Nam - Bắc - Tây -  Đông, thợ Sơn Đồng gọi về từ gỗ đá.
Ai hữu duyên xin về miền Trạch Xá, tà áo dài bay hương sắc Việt Nam.
Đất Phú Vinh chau chuốt mỗi sợi nan, kết mây tre thành diệu huyền vĩnh cửu.
Mộc Chàng Sơn đem phụng long hoa điểu, châu tuần về tô điểm cõi linh thiêng.
Tiếng thoi ai rắc ngọc đất quê hiền, khách tha hồ nhặt gom từ Phùng Xá.
Con ốc nào mang trời mây biển cả, thổi hồn vào đồ khảm làng Chuyên.
Bàn tay nào nơi Thượng Hiệp bình yên, điểm linh nhãn cho muôn loài muông thú.
Giang sơn quyến rũ!
Nhân vật tài hoa!
Muôn năm rồi theo bước ông cha, vì Thủ đô đem thân làm cửa ngõ.
Tấm lòng son trời cao còn soi tỏ, gậy Trường Sơn in dấu đất quê hương.
Chiến tranh ư, trai tráng khắp làng thôn nắm tay nhau hát bài ca Vệ quốc.
Bỏ lại sau mái tranh nghèo xơ xác, nguyện đem về cho Tổ quốc quang vinh.
Hồn bay theo cánh gió đại ngàn, sá chi thân vùi sâu ba thước đất.
Tấm bia lạnh nơi nấm mồ đóng chặt, lại mở ra cả chân lý tự do.
Hòa bình ư, lại hát khúc đưa đò, lái thuyền đời vào giữa dòng đổi mới.
Đất cha ông đã bao đời đắp đổi, nay hiến dâng cho sự nghiệp sang trang.
Dù chẳng còn đâu nữa lũy tre làng, dù sáo diều không còn nơi ca hát.
Dù thôn hương không còn đường gạch lát, dù chơi vơi giữa thế giới thương trường.
Chỉ một tấm lòng chan chứa yêu thương
Luôn đấy ắp dù vơi đầy sức sống.
Than ôi !
Núi vẫn cao, trời xanh kia vẫn rộng, mà địa đồ rơi mất chữ Hà Tây!
Đông còn đây, Đoài vẫn còn đây, mà ngơ ngác giữa phố phường Hà Nội.
Cô gái quê dịu hiền nơi bến đợi đã sang sông xao xuyến một chuyến đò.
Niềm vui kia chẳng khỏa hết âu lo, phận làm dâu mấy người hay họa phúc.
Chốn quan trường bị một phen chen chúc, còn công đường hay ké ghế ngồi chơi.
Chốn dân thôn nghe ngóng khắp mọi nơi, còn ruộng đất hay hóa thành vô sản.
Đã chao đảo mấy phen hợp tán, liệu còn không khi biến ngõ thành nhà.
Hạnh phúc chăng khi thuyền mới ghé qua, phận làm hai đã bá truyền đại chúng.
Ai bảo rằng cứ nhà cao cửa rộng, hạnh phúc hơn trong một mái tranh nghèo.
Ai bảo rằng kể cả chẳng gieo neo, khi chứng kiến người giầu kia cũng khóc.
Nhưng thôi thôi !
Chân đã bước có nề chi khó nhọc, ai bảo rằng phận dưới chẳng có công.
Hồi môn kia cả mảnh đất danh hương, ai dám nói Thủ đô không nhờ cậy.
Sông Hồng dữ, có hiền hòa sông Đáy, Ba Vì thiêng nâng đỡ núi Nùng linh.
Chùa Một Cột như một đóa sen, được hái về từ Phật đài Hương Tích
Dáng ai đi trong ngàn năm thanh lịch,, tà áo nào không phải lụa Hà Đông.
Nhà ai cao ngất ngưởng giữa không trung, móng nào xây trên đất miền Hòa Lạc.
Khách viễn du không chồn chân ngơ ngác giữa bốn bề mái ngói xô nghiêng.
Tới Thủ đô có thủy bộ đôi bên, dắt hồn người vào bao miền hương sắc
Đáo giang tùy khúc”, luôn nhớ câu “Hữu xạ tự nhiên hương”.
“Nhất phẩm thiên lươnh”, từng ghi dạ “Phúc đức tòng tại mẫu”.
Đem thân về cùng Thủ đô yêu dấu, cũng tự hào hộ đối môn đăng
Bỏ lại sau một quá khứ mênh mông, tránh sao khỏi chút niềm day dứt.
Hà Tây ơi !
Đưa Người về một miền kí ức, Quốc Hương còn “Bóng chiếc thoi đưa”
Hay đời thường sớm nắng chiều mưa, chỉ “sông Tích, sông Đà giăng lụa”
Nguyễn Khắc Hiếu như còn ngồi đâu đó, gom Tản Đà sông núi thành tên.
Ức Trai xưa vẫn sừng sững uy nghiêm, cõi tâm thượng như sao Khuê buổi sớm.
Cánh hạc trắng bay vào miền quên lãng, có ai người thổi đến một áng mây.
Chẳng thấy ai nâng chén rượu đưa cay, chỉ sương lạnh ướt đầm trên lối cỏ.
Tiễn Người đi thắp hương lòng cháy đỏ, cho tình đời bát ngát một trời thương.
Cho lời ca tràn khắp nẻo văn chương, dưng tượng đài trong trập trùng bể nhớ.
Dù ở đâu giữa đất trời muôn thuở.
Xin Người về chứng giám Hà Tây ơi !
Thượng hưởng !
                         
                            Tháng Chín Mậu Tý (nhân dịp Hà Tây về Hà Nội)
                                                       Phạm Việt Long.[img][/img]

26 thg 3, 2012

Vô đề


Có những lúc bên đường ta ghé lại
Chầm chậm cafe rơi từng giọt thời gian.
Nhìn hối hả người đi ta tự hỏi:
Một phút trước đây thôi ta cũng vội thế này chăng ?
                                                                   KST

Ta đâu kẻ dìm đời trong đáy chén
Chẳng cố tìm trong rượu Nghĩa cuộc đời
Nhưng có thể nào thiếu men nồng cháy
Đời tầm thường bỗng chốc hóa chơi vơi.
                                                         KST-2003

Họp mặt ngày 25.3.2012 tại Hà Nội


Hoan nghêng các thành viên mới.
(Đây chỉ là 1 vài bức ảnh mình chụp ghé)










Một thời để nhớ

Năm xưa má thắm môi hồng, bây giờ ai cũng đèo bồng ... vấn vương !